Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ Basedow bằng máy hấp thụ tia X năng lượng kép
LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU MẬT ĐỘ XƯƠNG Ở BỆNH NHÂN NỮ BASEDOW BẰNG MÁY HẤP THỤ TIA X NĂNG LƯỢNG KÉP TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ
Bệnh Basedow (còn gọi là bệnh Graves) được Calr Von Basedow mô tả năm 1840, là nguyên nhân thường gặp nhất của cường giáp. Ở nước ta, bệnh Basedow chiếm 45,8% trong các bệnh nội tiết, bệnh gặp ở nữ 80 – 90 % các trường hợp. Hormon giáp tăng cao và kéo dài dẫn đến mất xương. Bệnh xương nhiễm độc giáp, lần đầu tiên biết bởi Von Reckllinghausen vào năm 1891. Nhờ vào những nghiên cứu đầu tiên về hình thái học, phân tích tổ chức xương, năm 1940 William RH, Morgan HJ đã chứng minh có sự tăng đổi mới xương, đặc biệt là ở vỏ xương, do tác động trực tiếp của hormon tuyến giáp trên mô xương và làm giảm độ dày của vỏ xương. Ryckewaert A (1968) cho rằng biểu hiện xương ở cường giáp trên X quang có thể thấy sau 5 năm bị bệnh, tuy nhiên sự thay đổi này có thể xuất hiện ít nhất một năm, đó là xẹp đốt sống, gãy xương tự nhiên và viêm màng xương như tạo xương mới ở màng xương đốt bàn tay, bàn chân, gọi là bệnh xương ngón dùi trống giáp.
Vào những năm cuối thế kỷ XX, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về mật độ xương ở bệnh nhân cường giáp, bằng các phương pháp đo hấp thụ photon đơn, kép ở cột sống và cổ xương đùi, chụp X quang bàn tay, siêu âm ở xương gót, đo hấp thụ tia X năng lượng kép (DEXA), trong đó phương pháp DEXA được coi là tiêu chuẩn vàng cho chẩn đoán loãng xương. Trước đây loãng xương đuợc đánh giá trên sự thay đổi tổ chức của mô xương (Biopsie) hoặc dựa vào hình ảnh X quang quy ước: Thƣa các bè xương, xẹp đốt sống, gãy xương tự nhiên, tuy nhiên các biểu hiện trên xương X quang thường muộn, lúc đó khối lượng xương đã mất khoảng 30 – 50%. Ngày nay chẩn đoán loãng xương là dựa vào phương pháp đo mật độ xương bằng tia X năng lượng kép [36] đo ở cột sống và cổ xương đùi, được thế giới sử dụng nhiều nhất. Loãng xương do cường giáp là một bệnh rối loạn chuyển hóa xương hay gặp. Vì vậy, cần phát hiện sớm loãng xương ở những bệnh nhân nhiễm độc giáp để có biện pháp điều trị dự phòng mất xương, cho tới nay đã có nhiều nghiên cứu về loãng xương thứ phát, song có rất ít những nghiên cứu đề cập đến tình trạng loãng xương ở bệnh nhân Basedow.
Ở Việt Nam, hiện đã có nhiều công trình nghiên cứu về loãng xương và có một số công trình nghiên cứu về mật độ xương trên bệnh nhân Basedow.
Tại tỉnh Phú Thọ hiện nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu chính thức nào đề cập tới vấn đề loãng xương trên bệnh nhân Basedow. Cho nên chúng tôi tiến hành đề tài: Nghiên cứu mật độ xương ở bệnh nhân nữ Basedow bằng máy hấp thụ tia X năng lượng kép tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ.
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Đánh giá mật độ xương ở bệnh nhân nữ Basedow bằng máy hấp thụ tia X năng lượng kép.
2. Xác định các yếu tố liên quan đến mật độ xương ở bệnh nhân Basedow.
Download tài liệu để xem thêm chi tiết.
Link download : http://m1.download.com.vn/Data/file/2013/thang01/06/ncmatdoxuongobenhnhannu.pdf
- Các dạng bài tập chia động từ
- Bảng công thức lượng giác dễ nhớ
- Đề thi thử Đại học lần 01 năm 2015 Khối A, A1
- Ôn tập các thì Tiếng Anh
- Mệnh đề quan hệ
- Câu hỏi và bài tập thi công chức Thuế năm 2014
- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong xu thế hội nhập kinh tế Quốc tế
- Tài liệu tự học llustrator CS6
- Bồi dưỡng học sinh giỏi Toán lớp 2
- Đề kiểm tra học kì II môn Toán lớp 1
- Tổng hợp lý thuyết và bài tập về câu bị động
- Đề thi thử Đại học môn Toán khối B, D năm 2013
- Tuyển tập các bất đẳng thức trong Toán học
- Giáo trình Autocad 3D
- Đề thi Olympic trại hè Hùng Vương lần X năm 2014
- Tên của các loại hoa quả bằng tiếng Nhật
- Đề thi thử đại học lần 01 năm 2015 môn: Vật lý
- Tổng hợp công thức Giải nhanh Vật lý 12
- Bài tập word form
- Dạy bé phân biệt màu sắc
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.